Kinh nghiệm du lịch thanh hóa những điểm du lịch đẹp ở thanh hóa

Kinh nghiệm du lịch thanh hóa những điểm du lịch đẹp ở thanh hóa bạn nên biết khi tới du lịch tại thanh hóa một trong những điểm du lịch mà đang được nhiều du khách lựa chọn đặc biệt là du lịch biển sầm sơn .Các địa điểm du lịch ở Thanh Hóa bao gồm: du lịch biển, du lịch các địa danh văn hóa, lịch sử và du lịch các vườn quốc gia. Sau đây mình sẽ trình bày kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa bằng cách trình bày cụ thể ở từng địa điểm du lịch.

Biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 17km. Sầm Sơn đã và đang trở thành điểm đến của nhiều du khách miền Bắc. Tuy nhiên ở đây còn tồn tại nhiều tệ nạn, chặt chém khách. Cùng theo dõi một số kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn của mình để bạn và gia đình có chuyến du lịch an toàn, tránh các mánh khóe và tiết kiệm nhé.

TƯ VẤN VỀ LỊCH TRÌNH ĐI DU LỊCH TỰ TÚC GIÁ RẺ KHI TỚI THANH HÓA

Để tới biển Sầm Sơn, bạn có thể đi xe khách hoặc xe bus về thành phố Thanh Hóa sau đó đi xe ôm, taxi hoặc đi xe bus ra biển Sầm Sơn.

– Tàu hỏa: Đi từ Hà Nội ra Thanh Hóa, bạn có thể đi bằng tàu hỏa, mỗi ngày sẽ có 5 chuyến tàu xuất phát chạy về Thanh Hóa:

  1. Tàu SE1: giờ xuất phát 19h30, đến ga Thanh Hóa lúc 22h55 cùng ngày.
  2. Tàu SE3: giờ xuất phát 22h ở ga Hà Nội, đến ga Thanh Hóa lúc 1h13 ngày hôm sau.
  3. Tàu SE5: xuất phát lúc 9h ở ga Hà Nội, đến Thanh Hóa lúc 12h32 cùng ngày.
  4. Tàu SE7: xuất phát ở ga Hà Nội lúc 6h, đến ga Thanh Hóa lúc 9h28.
  5. Tàu TN1: xuất phát ở ga Hà Nội lúc 13h10, đến ga Thanh Hóa lúc 17h06.

Giá vé tàu từ 80.000đ (ghế ngồi cứng không điều hòa ở tàu TN1) đến 240.000đ (giường mềm điều hòa tầng 1 tàu SE3). Sau khi đi tàu xong, bạn có thể ở luôn ga Thanh Hóa để bắt xe bus 01 để ra Sầm Sơn.

– Xe khách: hiện nay có rất nhiều nhà xe chạy về thành phố Thanh Hóa, bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát bắt xe, xe chạy liên tục trong ngày.

Với những bạn đi xe khách hoặc tàu về thành phố Thanh Hóa có thể đi xe bus ra Sầm Sơn : xe số 01,07,17 thời gian hoạt động từ 5h – 21h, 15 phút sẽ có 1 chuyến, ga Thanh Hóa chính là điểm đầu xe bus 01 do đó nếu đi xe khách về Thanh Hóa thì bạn hỏi ra ga Thanh Hóa để bắt xe bus 01.

– Tiện hơn nữa là bạn bắt thẳng xe về Sầm Sơn.

Bảng: Giá vé các xe chạy Hà Nội – Sầm Sơn

 

Trong các xe trên chỉ có xe Tuân Yến là xe ghế ngồi 45 chỗ, còn 2 xe còn lại đều là giường nằm 40 chỗ.

Các địa điểm du lịch ở Sầm Sơn chủ yếu gắn liền với biển, dưới đây là những địa điểm bạn không nên bỏ qua khi tới đây:

– Bãi biển Sầm Sơn được chia thành các bãi A, B, C, D; các bãi này nằm dọc trên đường Hồ Xuân Hương. Bạn có thể tới các bãi này để tắm biển, lưu ý là biển ở đây lên xuống theo thủy triều nên bạn cần hỏi lễ tân ở khách sạn hay người dân ở đây để chắc chắn thời gian xuống tắm biển cho hợp lý.

 

du lịch  biển sầm sơn

– Hòn Trống – Mái: 2 hòn này ở trên núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn (cạnh bãi A), hai hòn trống – mái tượng trưng cho tình yêu son sắc của đôi vợ chồng nọ, trước kia hai hòn ở ngay cạnh nhau, khoảng trống chỉ đủ cho một người lách qua nhưng hiện nay hòn trống và hón mái đã dịch chuyển xa nhau gần 1m. Nếu tới đây thì bạn nên lưu ý không nên đứng gần hòn mái quá, tránh nguy cơ bị đổ sập.

 

Hòn Trống - Mái ở Sầm Sơn

 Đền Độc Cước: đền ngự trên hòn Cổ Giải (hay còn gọi là hòn Miết cảnh), là phần đầu của dãy núi Trường Lệ nhô ra biển. Ngôi đền thời vị thánh có công giữ gìn bờ cõi, bảo vệ nhân dân.

 

Đền Độc Cước

– Đền Cô Tiên: đền này hiện ngự trên đỉnh hòn Đầu Voi, cuối dãy núi Trường Lệ về phía tây nam. Sở dĩ có tên là Đầu Voi bởi vì dãy núi Trường lệ đang chạy dài đến đoạn này chợt nhô ra một hòn có hình dáng giống như đầu voi nên từ đó, hòn đó được mang tên là hòn Đầu Voi. Đền Cô Tiên được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ người con gái mang bệnh phong được một bà cụ cứu giúp chữa khỏi bệnh, sau đó nàng cùng chồng hàng ngày lên núi hái thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.

Đền Cô Tiên

KINH NGHIỆM ĐẶT PHÒNG NHÀ NGHỈ KHÁCH SẠN GIÁ RẺ Ở SẦM SƠN THANH HÓA

Giá phòng nhà nghỉ khách sạn giá rẻ ở Sầm Sơn khá đắt, đặc biệt là vào các dịp lễ tết hay cuối tuần. Nếu đây là lần đầu bạn đến với Sầm Sơn thì cùng theo một số gợi ý trong kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn của mình nhé:

  • Khách Sạn Công Đoàn tổng công ty XDCT Giao Thông 8 (đường Nguyễn Văn Cừ, bãi B), giá phòng 350.000 – 500.000đ. Nếu đặt trước 2 tuần sẽ được giảm giá 15%, sdt: 0947 494 889
  • Khách sạn Hoa Mai Sầm Sơn (số nhà 34, Nguyễn Văn Cừ, bãi B), khách sạn này cách biển 60m, giá phòng từ 200.000đ – 500.000đ/ 1 đêm.
  • Khách sạn Hồng Thái (số 36 Nguyễn Văn Cừ, bãi tắm B), giá phòng từ 300.000đ – 600.000đ/ 1 đêm, sdt: 01638296 522
  • Khách sạn Khang (32 Nguyễn Văn Cừ, bãi tắm B), giá phòng từ 200.000đ – 500.000đ/ phòng, sdt: 037.3822828.
  • Khách sạn Hường Hằng (số 15 đường 1B Lê Hoàn, Sầm Sơn, bãi B), giá phòng từ 300.000đ – 600.000đ, sdt: 01697403349
  • Nhà nghỉ Trường Lệ (số 12 đường Nguyễn Du), giá phòng đầu tuần 220.000đ, cuối tuần là 300.000đ, sdt: 
  • Khách sạn Châu Bình (số 9 đường Hồ Xuân Hương), giá phòng đầu tuần từ 300.000đ – 500.000đ, cuối tuần là 600.000đ – 700.000đ, sdt: 037.3822176.
  • Khách sạn Bình Minh (số 32 đường Thanh Niên), giá phòng đầu tuần 250.000đ – 350.000đ, cuối tuàn 350.000đ – 500.000đ/ phòng.
  • Khách sạn F3, đường Hồ Xuân Hương, giá phòng đầu tuần 450.000đ/ phòng, cuối tuần 700.000đ/ phòng. 
  • Khách sạn Sao Mai (số 7 đường Lên Văn Hưu), giá phòng đầu tuần 300.000đ/ phòng, cuối tuần 500.000đ/ phòng..
  • Nhà nghỉ Mai Hà (số 30 đường Thanh Niên), giá phòng đôi đầu tuần 250.000đ/ phòng, cuối tuần 400.000đ/ phòng. 
  • Nhà nghỉ Ngân Hoa (sô 13 Hồ Xuân Hương), giá phòng đầu tuần 300.000đ/ phòng, cuối tuần 500.000đ/ phòng (các tháng 6, 7, 8); còn các tháng 9 đến tháng 4 năm sau là 150.000đ/ phòng. 
  • Nhà nghỉ HP (số 33 Lê Thánh Tông), giá phòng đôi đầu tuần 200.000đ/ phòng, cuối tuần 350.000đ/ phòng

Một Số Kiến Thức Khi du lịch Biển Sầm Sơn Thanh Hóa

Ở Sầm Sơn nổi tiếng với nạn chặn chém khách: giá đồ ăn đắt, thái độ phục vụ kém và nhiều mánh khóe để kiếm tiền từ khách du lịch. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:

  • Tiền ghế ngồi: Khi vào quán ăn, hay quán nước, bạn đã mặc cả giá trước, nhưng khi trả tiền quán sẽ yêu cầu thêm tiền ghế ngồi (có thể là 50.000đ hoặc 100.000đ/ 1 ghế ngồi).
  • Tiền chụp ảnh: khi ra biển bạn có thể sẽ thấy nhiều lâu đài cát nhỏ nhỏ, xinh xinh thế là chạy lại chụp kiểu ảnh, chụp xong sẽ có người chạy ra thu tiền khoảng 20.000đ/ 1 bức ảnh chụp. Bạn bấm máy càng nhiều thì phải trả càng nhiều tiền. Hoặc bạn chụp ảnh với ngựa cũng bị thu tiền chụp ảnh,…
  • Tiền đồ ăn: “cả đoàn vào quán hỏi giá kĩ lưỡng, chủ quán báo 500.000đ/1 nồi lẩu, thấy chấp nhận được nên mấy anh em mới ngồi xuống ăn. Ai ngờ trong hóa đơn cộng thêm 300.000đ tiền… nước lẩu”; “có hôm mấy anh em đang ngồi uống cà phê, tự dưng có cô nào ở đâu ra nói chuyện, 5 phút sau có đứa hùng hổ xông tới quát sao mày dám trêu ghẹo vợ tao rồi dơ nắm đấm đòi 2 triệu bồi thường danh dự”; “đi ăn cua gần bờ biển, dù đã thỏa thuận trước là giá 500.000đ/kg, nhưng khi thanh toán hóa đơn bị đội lên gấp đôi. Chủ quán bảo 500.000đ là giá lúc cua sống, cua luộc lên rồi phải cộng thêm 200.000 đồng tiền công luộc; bia thì lúc hỏi giá là bia không lạnh, bia lạnh phải tính giá khác”; “ khi hỏi thật kỹ rồi, khi thanh toán vẫn bị tính thêm 50.000đ một đĩa tương ớt, 50.000đ một đĩa muối chanh và cả tiền công bê ra…”
  • Và còn rất nhiều bẫy khác giăng sẵn ra để bẫy khách du lịch, thông thường khi rơi vào bẫy bạn phản ứng, chỉ 1 vài phút sau sẽ có những người xăm trổ đầy mình đến dọa nạt bắt phải trả tiền. Để tránh được tình trạng trên đầu tiên bạn cần phải hỏi thật kỹ giá tiền bạn phải trả, thỏa thuận thật kỹ.
  • Không đến quán ăn hay nhà nghỉ nào theo sự gợi ý của xe ôm, taxi ở đây, những cò mồi này sẽ được hưởng % từ chính số tiền bạn phải trả.
  • Nếu thấy bất cứ tình trạng chèn ép nào, bạn có thể nhấc máy lên và gọi ngay vào số điện thoại 0913.568.937 đây là số điện thoại do đích thân Chủ tịch và Phó chủ tịch thị xã Sầm Sơn túc trực để xử lý các vấn đề tiêu cực trong hoạt động du lịch, chủ yếu là các hoạt động chặt chém khách du lịch.

*Vườn Quốc Gia Bến En Như Thanh

Hướng dẫn đi về vườn quốc gia Bến En: Với những bạn ở Hà Nội, bạn có thể tới vườn quốc gia theo 2 cách sau:

  • Cách 1: đi qua thành phố Thanh Hóa: Từ Hà Nội, bạn đi theo quốc lộ 1A về thành phố Thanh Hoá, tới ngã ba Voi ở phía nam thành phố Thanh Hóa thì bạn rẽ phải theo quốc lộ 45 về hướng tây 35km thì đến ngã ba thị trấn Bến sung tiếp tục theo hướng tây 9km nữa là sẽ đến vườn quốc gia.
  • Cách 2: không đi qua thành phố Thanh Hóa: Từ Hà Nội bạn đi theo đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 190km là tới ngã ba thị trấn Yên Cát (huyện Như xuân), rồi rẽ trái theo quốc lộ 45 về hướng đông nam 20km, đến ngã ba thị trân Bến sung, tiếp tục rẽ phải đi 9km nữa là đến được vườn quốc gia Bến En.

Với những bạn xuất phát từ thành phố Thanh Hóa thì bạn đi theo cung đường của cách 1. Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa về vườn quốc gia khoảng 36km.

Vườn quốc gia Bến En

Trong vườn quốc gia có một nửa là rừng nguyên sinh, ngoài ra còn có sông, hồ,..Ở đây có hồ sông Mực với hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ trong lòng hồ; các hang động nhỏ có nhiều nhũ đá. Hang Ngọc là địa điểm được nhiều người ghé thăm, nước suối ở đây rất trong, theo truyền thuyết được kể lại thì ai được tắm ở đây sẽ gột sạch bụi trần. Ngoài ra, đến đây bạn sẽ bắt gặp được rất nhiều loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam.

*Pù Luông

Địa chỉ: huyện Quang Hóa, huyện Bá Tước, tỉnh Thanh Hóa.

Hướng dẫn đường đi:

  • Từ Hà Nội bạn có thể ghé thăm bản Lác, Mai Châu sau đó đi theo hướng về Co Lương, đi đường 15C chạy dọc theo sông Mã để tới khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
  • Từ thành phố Thanh Hóa, bạn đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, rẽ phải tại thị trấn Cẩm Thủy, tới thị traanhs Cành Nàng bạn sẽ gặp đường 15C, rồi đi tiếp như trên.

Bản này thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Pù Luông là địa điểm du lịch được rất nhiều dân phượt biết đến bởi cảnh quan ở đây tuyệt đẹp. Thời gian đẹp nhất khi tới Pù Luông là tháng 6 và tháng 10, vào đúng mùa lúa chín. Tới đây bạn có thể chinh phục đỉnh núi Pù Luông, thăm các bản Nủa, Trình, Hin, Bố, hoặc các bản Pốn, Thành Công, Cao Hoong, Bản Kịt. Ở đây có bản Hiêu khá nổi tiếng dòng suối Hiêu, suối chứa một lượng đá vôi lớn nên những bộ rễ cây nằm trong lòng suối bị vôi hóa, từ đó người ta tương truyền suối Hiêu có thể biến cây thành đá.

 

Pù Luông mùa lúa chín

Tới đây bạn có thể yên tâm nghỉ ở các nhà sàn theo hình thức homestay với giá từ 40.000đ – 50.000đ/ 1 người/ 1 ngày. Bạn không cần phải đặt trước, tới đó rồi chọn chỗ nghỉ cũng được. Ăn uống thì ăn uống theo người dân ở đây, khá rẻ, ngon mà ấm cúng. Với kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của mình, mình khuyên các bạn nên chọn Pù Luông, và nên ở đây ít nhất 2 ngày, đặc biệt là vào mùa lúa chín. Cảnh ở đây tuyệt đẹp.

*Di tích lịch sử Lam Kinh

Địa chỉ: huyện Thọ Xuân, huyên Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Hướng dẫn cách đi tới Lam Kinh: từ thành phố Thanh Hóa bạn đi theo tỉnh lộ 15A khoảng 51 km về phía Tây là tới Lam Kinh.

Thành Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) được xây dựng bởi vua Lê Thái Tổ, nơi đây hiện còn lăng mộ của các vua và hậu cung thời Hậu Lê, khu Hoàng thành, cung điện, thái miếu,…Hàng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch ở đây sẽ tổ chức Lễ hội Lam Kinh (tổ chức vào ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ), lễ hội được tổ chức rất to. Phí dịch vụ thăm quan ở đây cũng không phải là đắt: người lớn 10.000đ/ 1 lượt, trẻ em từ 8 – 15 tuổi 5.000đ/ 1 lượt, trẻ dưới 8 tuổi miễn phí vé.

 

Lam Kinh, nơi thờ của các vị vua thời Hậu Lê

*Thành nhà Hồ

Địa chỉ: xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Hướng dẫn đường đi: Từ Hà Nội bạn đi theo quốc lộ 1A sau đó rẽ đi đường 7 qua Kim Tân, hoặc đi theo đường Hồ Chí Minh sau đó đi theo đường 45. Nếu bạn xuất phát từ thành phố Thanh Hóa thì bạn chỉ cần đi theo đường 45 là đến.

Thành nhà Hồ (hay còn được gọi là thành Tây Đô hay Tây Kinh) được xây dựng bởi Hồ Quý Ly từ năm 1397. Tới đây bạn có thể đi tham quan theo các tuyến thăm quan có sẵn:

-Tuyến 1: Thành nhà Hồ – đàn tế Nam Giao – chùa Giáng – đền thờ Trần Khát Chân.

Tuyến 2: thành nhà Hồ – đền thờ Bình Khương – đình Đông Môn – nhà cổ Phạm Ngọc Tùng.

-Tuyến 3: thành nhà Hồ – đền Bình Khương – đình Đông Môn – công trường khai thác đá cổ An Tôn.

 

Thành nhà Hồ

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử những dấu tích của thành nhà Hồ hầu như đã bị phá hủy, duy có cổng thành là còn khá nguyên vẹn. Hiện nay ở đây còn khá nhiều bí ấn liên quan tới thành nhà Hồ như: công trình đồ sộ này được xây dựng như thế nào mà đã hoàn thành sau 3 tháng; các bức tường thành được tạo bởi các phiến đá khổng lồ, không dùng chất kết dính nào nhưng vẫn đứng vững trước bom đạn, rung động địa chấn;…

Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của mình thì với Sầm Sơn, Pha Luông thì bạn có thể đi trong 2 – 3 ngày, còn các địa điểm du lịch khác bạn có thể đi về trong ngày. Trong bài chia sẻ này mình đã chia sẻ cụ thể kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn, kinh nghiệm du lịch Pù Luông. Với những chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, giúp cho những chuyến đi của bạn vừa vui vừa tiết kiệm.

*Suối Cá thần Cẩm Lương, Cẩm thủy

Suối Cá thần Cẩm Lương, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy 
Cũng theo thông tin từ UBND huyện Cẩm Thủy thì từ năm 2017, giá vé tham quan tại Khu du lịch Suối Cá Cẩm Lương là một trong Những Địa Điểm Du Lịch Đẹp ,Nổi Tiếng Nhất ở Thanh Hóa tăng từ 10.000 đồng lên 20.000 đồng/ lượt người. Ngành giao thông vận tải cũng đã đưa vào vận hành tuyến xe buýt nhanh số 14 từ Sầm Sơn đi Khu du lịch Suối Cá thần Cẩm Lương từ cuối năm 2016 cũng góp phần vào việc tăng lượng du khách đến với điểm du lịch hấp dẫn của xứ Thanh.

suoi-ca-than

*Chùa Am Tiên-Tân Ninh-Triệu Sơn.

Đền Am Tiên được gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) vào năm 225-248 đánh đuổi quân Ngô. Lúc đó, anh trai của Bà Triệu là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn (hay còn gọi là quan Lang, quan Thái Thú của 1 vùng, 1 huyện). Khi giặc Ngô xâm lược, Triệu Quốc Đạt đã loan truyền khắp 4 phương chiêu binh khởi nghĩa để đánh đuổi quân Ngô, nhưng tiếc rằng cuộc khởi nghĩa chưa được bao lâu thì ông qua đời. Lúc đó Bà Triệu là em gái đã đứng lên thay anh chiêu binh khởi nghĩa, binh lính của bà chủ yếu là nữ giới.

 Đền Nưa – Am Tiên

Giếng Tiên kỳ bí Hiện nay trên dãy núi Ngàn Nưa còn có một cái giếng Tiên được nhắc đến như một kỳ bí. Giếng Tiên nằm trên đỉnh núi cao 580m so với mực nước biển nhưng nước trong giếng không bao giờ cạn, múc bao nhiêu đầy bấy nhiêu và rất mát trong. Thời Bà Triệu khởi nghĩa đã lấy nước trong giếng để phục vụ sinh hoạt cho quân lính. 

Huyệt khí kỳ bí Trên dãy núi Ngàn Nưa có một huyệt khí thiêng hay gọi là huyết khí dương, theo cách gọi của các nhà phong thủy thì nơi đây là điểm hội tụ giao thoa của khí đất và trời (hay nơi mở cửa trời). “Điểm” huyệt thiêng được khoanh vùng rộng khoảng vài chục mét vuông, theo kế hà hồ đó là Thiên-Địa-Nhân-Hợp-Nhất, 4 hướng đều có 4 bát hương và ở giữa một bát hương của thổ thần ứng với Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ. Nơi mở cửa trời ở Am Tiên là một trong những 4 huyệt đạo lớn của quốc gia, ngoài Tam đảo (Vĩnh Phúc), Yên Tử (Quảng Ninh), núi Bà Đen (Tây Ninh). 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *